CẢNG QUỐC TẾ VĨNH TÂN

Nhiệm vụ mục tiêu

Phát triển bền vững như Cảng hàng đầu của đất nước, cửa ngõ hàng hải chính của nước Việt Nam đi đến các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chiến lược biển Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2020 sẽ phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển hệ thống cảng biển, logistics cạnh tranh sòng phẳng với các nước trong khu vực và thế giới.

Mục tiêu của cảng đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tổng hợp, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận và các tỉnh lân cận thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Quy mô của cảng được thiết kế gồm 2 bến 50.000 DWT và 1 bến 100.000 DWT. 

Phát triển khai thác cảng

01

  • Tập trung đầu tư phát triển trang thiết bị theo hướng hiện đại hóa và chuyên dụng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu xếp dỡ những mặt hàng đặc biệt như thiết bị siêu trường, siêu trọng, container. 
  • Phát triển bền vững để trở thành cảng hàng đầu của đất nước, cửa ngõ hàng hải chính của nước Việt Nam đi đến các nước trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển nguồn nhân lực

02

  • Hợp tác với những đơn vị đào tạo chuyên nghiệp, bồi dưỡng đội ngũ công nhân tay nghề cao, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ.
  • Nâng cao năng lực, kiến thức về kinh doanh khai thác cảng và logistic cho đội ngũ quản lý. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực trẻ, bồi dưỡng nguồn lãnh đạo Cảng cho tương lai.
 

Công nghệ, bảo vệ môi trường biển

03

  • Đào tạo, nâng cao kiến thức về An toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong kinh doanh khai thác cảng biển, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển cho nhân viên, thuyền viên và khách hàng.
  • Xây dựng hệ thống công trình thiết bị xử lý chất thải phát sinh tại khu vực theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Theo ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam chia sẻ thì cảng biển là một trong năm kết cấu hạ tầng giao thông, là cửa ngõ của hàng hóa xuất nhập khẩu và là đầu mối chuyển đổi các phương thức vận tải từ vận tải biển sang vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Do đó, hệ thống cảng biển và các dịch vụ logistics gắn với khai thác cảng biển luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Theo kế hoạch kể từ năm 2020 trở đi, mặt hàng chiến lược của Cảng Quốc tế Vĩnh Tân được xác định là Ilmenite, tro bay, cát và đá xây dựng, xi măng, Alumin, thiết bị dự án, container. Trong đó tiềm năng và quan trọng vẫn là mặt hàng tro bay, cát và đá xây dựng, thiết bị của các dự án sản xuất năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) cho khu vực Bình Thuận, Nam Ninh Thuận… Đặc biệt với ngành hàng container, hiện Cảng Quốc tế Vĩnh Tân đang phối hợp các hãng tàu nội địa cũng như quốc tế, các khu công nghiệp trên địa bàn Bình Thuận và khách hàng trong lẫn ngoài nước. Qua đó xúc tiến nghiên cứu tiền khả thi, khảo sát thị trường để hướng đạt mục tiêu có thể sớm triển khai dịch vụ container đến cảng vào năm 2022. Trong đó chủ lực là container hàng khô (đóng các mặt hàng nguyên liệu và thành phẩm ngành may mặc, da giày, đồ gỗ, cao su, hóa chất…), container chứa hàng đông lạnh (phục vụ vận chuyển mặt hàng thanh long – thủy sản của Bình Thuận, nho – táo Ninh Thuận, rau củ quả Đà Lạt…).

Với diện tích bao gồm khu vực bến cảng rộng gần 39 ha và khu vực hậu cảng rộng 56 ha, Cảng Quốc tế Vĩnh Tân kỳ vọng khởi sắc trong năm 2020 đạt sản lượng hàng hóa ít nhất là 500.000 tấn và sớm đạt 1 triệu tấn trong 1 hoặc 2 năm tiếp theo…